trong giai đoạn hiện nay.
- Ai bảo vệ thầy thuốc? Tâm lý chung của người bệnh khi đến cơ sở y tế là muốn được khám ngay không phải chờ đợi, muốn được bác sĩ giỏi khám, hết bệnh nhanh, muốn chi phí thấp nhất...
Nhưng chúng ta cần phải hiểu vào bệnh viện khác với đi siêu thị, đi chợ. Vào bệnh viện dù nặng hay nhẹ, có đóng tiền hay không thì người bệnh cũng phải làm đủ thủ tục hành chính để làm hồ sơ bệnh án, gặp bác sĩ cũng phải hỏi han, thăm khám, giải thích… vậy thì làm sao làm nhanh được.
Tiếc thay nhiều người bệnh khi phải chờ đợi lâu đã tỏ thái độ khó chịu, la lối gây bức xúc cho thầy thuốc. Khi có người thân bị tai biến, tử vong thì người nhà bao vây bệnh viện, đập phá, đánh bác sĩ…
Điều bức xúc hiện nay là khi có hiện tượng trên không có ai bảo vệ thầy thuốc. Gọi công an địa phương thì thường là xong xuôi mọi việc mới thấy công an xuất hiện. Bảo vệ bệnh viện thì không đủ sức can ngăn, giải quyết tình huống.
Những người quá khích tha hồ đập phá, mắng chưởi, rượt đánh bác sĩ… Không biết đúng sai ra sao nhưng họ cứ gây áp lực và yêu cầu bệnh viện bồi thường.
Nhiều bệnh viện vì sợ nhân viên mình bị đánh, ảnh hưởng đến thương hiệu của bệnh viện nên đã phải thỏa thuận bồi thường.
Rốt cuộc nhân viên y tế thì hoảng loạn, bệnh viện bị đập phá còn những kẻ quá khích vẫn ung dung không bị xử lý.
Điều chúng tôi mong muốn nhất là khi có sự cố xảy ra thì chính quyền sở tại cần có sự can thiệp kịp thời, ngăn chặn, tạm giữ những người quá khích để bệnh viện còn tập trung cứu chữa cho bao nhiêu người khác nữa.
- Các bệnh viện cần thực hiện đúng luật. Trong Luật khám chữa bệnh đã ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người bệnh, quyền và nghĩa vụ của người khám, chữa bệnh:
Điều 14. Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề: ”Tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác“.
Điều 34. Quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh. "Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật mà vẫn xảy ra tai biến. Được đề nghị cơ quan, tổ chức, hội nghề nghiệp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tai biến đối với người bệnh”.
Vậy thì tại sao các bệnh viện cứ phải thỏa hiệp để bồi thường mỗi khi có tai biến xảy ra, để rồi tạo ra một tiền lệ không tốt, gây ám ảnh và lo sợ cho đội ngũ thầy thuốc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
Theo tôi, khi xảy ra sự cố thì người có trách nhiệm của bệnh viện cần giải thích cho thân nhân bệnh nhân hiểu rằng đây là sự cố bất khả kháng và chuyển thi thể vào nhà xác để cơ quan pháp y làm việc.
Mọi việc đúng sai sẽ phải chờ kết luận của hội đồng chuyên môn, cơ quan pháp y, không nên cho người nhà đem thi thể về rồi sau đó khiếu kiện bệnh viện thì bệnh viện không có bằng chứng để bảo vệ mình.
Sau khi có kết luận giám định pháp y và kết luận của hội đồng chuyên môn thì bệnh viện mới thông báo kết quả này cho gia đình bệnh nhân biết và có những thỏa thuận hỗ trợ giữa hai bên. Trường hợp gia đình không đồng ý thì biên bản giám định của pháp y, kết luận của hội đồng chuyên môn là cơ sở pháp lý để tòa án giải quyết.