Trong hai nghiên cứu có đánh giá tỉ lệ tử vong chung thì kết quả cho thấy tỉ lệ tử vong gia tăng ở những người dùng acetaminophen (với một hiệu ứng đáp ứng – liều rõ ràng được thấy trong 1 nghiên cứu). Hiệu ứng đáp ứng – liều cũng được ghi nhận trong nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa việc sử dụng acetaminophen và các biến cố tim mạch (ví dụ: 4 nghiên cứu cho thấy có nhồi máu cơ tim và đột quỵ), tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hóa trên (ví dụ, loét và chảy máu hệ tiêu hóa trên được báo cáo trong 1 nghiên cứu), và tác dụng phụ trên thận (tức là, giảm độ lọc cầu thận, suy thận cấp, và tăng creatinine huyết tương được báo cáo trong 3 nghiên cứu). Đáng chú ý là tất cả các nghiên cứu đều đặt nghi vấn lên cùng một nguyên nhân.
BÀN LUẬN:
Bài tổng hợp (bài điểm báo – review) trên cho rằng acetaminophen không an toàn như chúng ta vẫn nghĩ. Tuy nhiên kết quả nên được phân tích cẩn thận bởi vì khả năng xảy ra việc “nhầm lẫn do chỉ định” trong các nghiên cứu quan sát (tức là, acetaminophen là thuốc giảm đau bậc một cho bệnh nhân bị bệnh nặng và mãn tính mà không thể dùng các thuốc giảm đau khác và do đó có thể liên quan – nhưng không phải là nguyên nhân – cho khả năng tử vong cao hơn). Giới hạn này vẫn có thể tồn tại dù cho trong mỗi nghiên cứu được đưa vào phân tích, nhà nghiên cứu đã cố gắng hạn chế các yếu tố gây nhiễu. Tuy nhiên, các nhân viên lâm sàng và bệnh nhân nên ý thức được nguy cơ có các tác dụng phụ khi dùng acetaminophen trong thời gian dài.
Tác giả bài viết: Lê Thị Hoàng Lan, Oxford University Clinical Research Unit - Vietnam, HCMC
Nguồn tin: Tổ thông tin Khoa Dược
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn